Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố số liệu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên cả nước. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2024 tăng hơn so với cùng kỳ. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng, tạo kỳ vọng cho mục tiêu đạt 54-55 tỷ USD trong năm 2024. Vậy đối với kinh tế Việt Nam, mức độ quan trọng của xuất khẩu hàng nông sản là gì? Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần lưu ý những gì khi vận chuyển nông sản và chuẩn bị các thủ tục thông quan? Hãy cùng tìm hiểu với HNT Logistics qua bài viết sau nhé.
Tầm quan trọng của xuất khẩu hàng nông sản là gì?
Hàng nông sản là gì?
Hiện nay, định nghĩa nông sản của các tổ chức quốc tế và Việt Nam vẫn có sự khác biệt. Tại bài viết này, chúng tôi xin phép sử dụng định nghĩa của Việt Nam. Đó là sản phẩm thu được từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Sản phẩm từ ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản không được xét vào nhóm hàng nông nghiệp.
Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản với kinh tế nước ta
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của nước ta. Nó ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sự ổn định và khả năng phát triển đất nước. Do đó, xuất khẩu hàng nông nghiệp rất được nhà nước quan tâm. Vai trò cụ thể của nó bao gồm:
- Góp phần phát triển xuất khẩu quốc gia. Thu về nguồn ngoại tệ, giảm thâm hụt cán cân thương mại, tích lũy phát triển sản xuất.
- Mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả xuất khẩu, duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần ổn định xã hội.
- Tăng hiệu quả sử dụng vốn trong ngành nông nghiệp. Nó kích thích đổi mới công nghệ, trang thiết bị và phương thức quản lý.
- Phát huy được lợi thế và nguồn lực sẵn có của quốc gia.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Xuất khẩu nông sản thúc đẩy nâng cao chất lượng, giá cả cạnh tranh. Từ đó đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu xuất, gia tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm chế biến.
Có gì đáng lưu ý khi vận chuyển nông sản?
Từ vai trò nêu trên cùng kết quả thực tế về kim ngạch xuất khẩu đầu 2024, có thể thấy rằng doanh nghiệp rất được khuyến khích tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản. Nhưng để xuất khẩu hiệu quả, chất lượng hàng là thứ phải được nâng cao. Trong đó vận chuyển nông sản đúng cách chính là điều đầu tiên doanh nghiệp cần biết.
Sau đây là một số yếu tố cần lưu ý trong quá trình vận chuyển:
- Bảo quản: Hàng nông sản dễ bị hỏng và yêu cầu điều kiện bảo quản cụ thể. Doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ cách ly,…Mục đích là giữ độ tươi ngon lâu hơn.
- Bao bì: Không chỉ giúp bảo vệ sản phẩm mà còn nhằm xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp cần có quy cách đóng gói phù hợp sản phẩm và thị hiếu thị trường.
- Phương tiện: Phần lớn đơn vị sản xuất phải sử dụng dịch vụ vận chuyển thuê ngoài. Nên việc lựa chọn đối tác phù hợp rất quan trọng. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa chi phí, thời gian và năng lực của đối tác. Trong số các đơn vị logistics, HNT Logistics là cái tên hàng đầu về kinh nghiệm vận chuyển nông sản.
- Tuân thủ quy định: Mỗi quốc gia có những quy định riêng về vận chuyển và nhập khẩu nông sản. Doanh nghiệp cần nắm rõ và tuân thủ những quy định này để tránh rủi ro pháp lý. Hoặc đơn giản hơn là hợp tác với công ty Logistics uy tín, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn.
Các loại thủ tục mà doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cần biết
Thủ tục hải quan là phần không thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu. Vậy hồ sơ cần để xuất khẩu hàng nông sản là gì? Đó là bộ gồm có loại là giấy tờ pháp lý chung theo quy định, có loại yêu cầu thêm tùy theo loại hàng cụ thể. Sau đây là một số loại giấy tờ thường gặp nhất.
Giấy phép cơ bản của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
Đây là giấy phép để định danh doanh nghiệp, bao gồm có:
- Giấy đăng ký kinh doanh (thể hiện ngành nghề đúng quy định)
- Chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm. Thường là chứng nhận ISO 22000 hoặc HACCP
- Giấy kiểm nghiệm hàng nông sản
- Giấy công bố chất lượng sản phẩm
- Giấy đăng ký mã vạch sản phẩm, mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc
- Giấy đăng ký thương hiệu.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
CFS (Certification of Free Sale) là chứng nhận do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Nó dùng để xác nhận rằng mặt hàng này được phép sản xuất và lưu hành tự do tại Việt Nam. Thông thường, thời gian chờ cấp CFS cho hàng nông sản là 05 ngày làm việc.
Giấy chứng nhận y tế HC
HC (Health Certification) được yêu cầu cho các mặt hàng thực phẩm theo yêu cầu của một số quốc gia nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp nên tìm hiểu xem mình có cần chuẩn bị loại chứng nhận này không.Giấy HC do Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế cấp. Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký là 07-10 ngày, hiệu lực kéo dài 02 năm.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Dựa vào cái tên, có thể thấy các mặt hàng rau quả, lương thực sẽ cần đến chứng nhận này. Nó được cấp cho lô hàng đã được cơ quan kiểm định kiểm tra và thông qua. Nhằm xác nhận rằng hàng hóa không chứa mầm bệnh và đủ điều kiện xuất đến quốc gia nhập. Quy trình và thời gian cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật được quy định rõ theo chương III thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
C/O (Certification of Origin) dùng để chứng minh xuất xứ hàng hóa. Nó cho biết hàng nông sản được sản xuất tại đâu. C/O do nhà nước xuất khẩu cấp, phù hợp quy định của 2 nước xuất và nhập hàng. Tại Việt Nam, việc cấp C/O do Bộ công thương thực hiện.
Do có sự phụ thuộc vào nước nhập khẩu, C/O có nhiều mẫu khác nhau. Bạn phải đăng ký đúng mẫu thì quá trình thông quan mới diễn ra thuận lợi.
Hồ sơ hải quan
Ngoài các chứng từ trên, doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản còn phải chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC như:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại
- Bảng kê hàng hóa
- Giấy phép xuất khẩu
- Hợp đồng ủy thác (tùy trường hợp)
Quy trình xuất khẩu hàng nông sản
Để giúp bạn hiểu hơn các bước thực hiện, mời bạn tham khảo quy trình xuất khẩu trái cây qua cửa khẩu Hữu Nghị của HNT Logistics sau đây.
- Đăng ký tài khoản khai báo hải quan, C/O và đăng ký thông tin hàng hóa trên hệ thống quản lý thông tin xuất khẩu của cửa khẩu Hữu Nghị.
- Chuẩn bị hồ sơ liên quan như hóa đơn, chứng từ nhập khẩu, chứng từ quyền sở hữu và các giấy tờ liên quan khác.
- Thực hiện khai báo thông tin hàng hóa trên hệ thống hải quan.
- Sau khi khai báo hải quan sẽ tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá nếu tờ khai được phân luồng đỏ. Luồng vàng thì sẽ kiểm tra chứng từ. Luồng xanh sẽ trực tiếp thông quan.
- Thực hiện thanh toán phí, lệ phí liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa.
- Nhận và lưu hồ sơ thông quan sau khi hoàn tất quá trình xuất khẩu hàng hóa
Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo các quy định và hướng dẫn cụ thể của cơ quan hải quan và cửa khẩu cụ thể để đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình và thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
Lời kết
Từ bài viết trên đây, bạn đã biết hàng nông sản là gì theo quy định tại Việt Nam. Đồng thời nắm được những lưu ý trong vận chuyển nông sản và giấy tờ pháp lý. Mong rằng qua đó, các chuyến hàng của bạn sẽ hoàn thành suôn sẻ hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác, HNT Logistics với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí. Dịch vụ thế mạnh của HNT Logistics gồm:
- Vận chuyển và thủ tục trọn gói Sầu Riêng xuất cửa khẩu Lào Cai (Hà Khẩu) và Lạng Sơn (Hữu Nghị)
- Vận chuyển và thủ tục quá cảnh Sầu Riêng Thailand từ cửa khẩu Thakhet – Lào xuất qua các cửa khẩu Hữu Nghị, Hà Khẩu,Đông Hưng (Trung Quốc)
Liên hệ ngay Hotline 0981.655.880 (Mrs.Thi) để được hỗ trợ nhanh nhất.